Phân phối Anime

Đầu thập niên 1970 đến thập niên 1980, nhiều phim hoạt hình hợp tác sản xuất châu Âu-Nhật Bản xuất hiện.[374] Thập niên 1980, các kênh truyền hình quốc gia ở châu Âu được tư nhân hóa cùng với truyền hình cáptruyền hình vệ tinh cạnh tranh phân phối phim truyền hình Hoa Kỳ cũng như anime, một thế hệ người hâm mộ tại châu Âu đã thúc đẩy các sự kiện văn hóa đại chúng Nhật Bản trên khắp lục địa.[229] Tháng 1 năm 2009, TV Tokyo hợp tác cùng Crunchyroll nhằm trình chiếu anime trực tuyến đồng bộ thời gian phát sóng với Nhật Bản.[220] Theo báo cáo của GEM Partners, quy mô thị trường phim trực tuyến theo yêu cầu tại Nhật Bản đạt 183 tỷ JP¥ (1,7 tỷ US$) năm 2018 và tăng 12,2% so với năm 2017, dự đoán tăng lên 255 tỷ JP¥ (2,4 tỷ US$) vào năm 2022.[343] Theo báo cáo từ Hiệp hội Nội dung số Nhật Bản, quy mô thị trường phân phối video trực tuyến năm 2018 tại Nhật Bản đạt 220 tỷ JP¥ và tăng 19% so với 185 tỷ JP¥ năm 2017, đự đoán đạt 295 tỷ JP¥ năm 2023.[344][375] Tháng 3 năm 2019, Bilibili tại Trung QuốcFunimation tại Bắc Mỹ hợp tác mua bản quyền anime và mở rộng thị trường.[376]

Châu Á

Hoạt hình Nhật Bản rất phổ biến ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung QuốcĐông Nam Á; ví dụ như loạt phim dài tập dành cho trẻ em là Doraemon đã có thành công lớn tại Thái LanPhilippines trong thập niên 1990, cũng như Pokémon sau này.[377][378] Theo dữ liệu hội thảo TIFFCOM năm 2017, thị trường anime tại châu Á năm 2011 đạt 1,2 tỷ US$ và tăng trưởng đạt 2,7 tỷ US$ năm 2016.[379] Fuji TV hợp tác với AEON phân phối anime tại Trung QuốcĐông Nam Á từ năm 2019, nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers ước tính quy mô thị trường nội dung khu vực (Trung Quốc, Đông Nam Á) đạt 426,8 tỷ US$ năm 2018 và dự đoán tăng lên 30% thành 549,1 tỷ US$ vào năm 2022.[380] Sau cải cách kinh tế năm 1978 của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc nhập khẩu bộ phim hoạt hình nước nước ngoài đầu tiên là Astro Boy năm 1979 (hình ảnh thương hiệu CasioHitachi khi đó)[381][382][383][384][385] và phát sóng trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) năm 1980.[378][383][386] Thập niên 1980, Trung Quốc nhập khẩu anime ồ ạt (Hana no Ko Lunlun, Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils, Tiểu hòa thượng Ikkyū, Doraemon, Saint Seiya)[382][383][387] do hoạt hình Trung Quốc kịch bản kém và trẻ con,[388] cải cách kinh tế năm 1978 khiến người sáng tạo hoạt hình Trung Quốc quan tâm tới giá trị thương mại sản phẩm dựa theo người xem và bị áp đặt kiểm duyệt,[389] thời kỳ hoàng kim của hoạt hình Trung Quốc (1926-1966) bị sụp đổ sau Đại Cách mạng Văn hóa vô sản.[378] Thập niên 1990, anime bùng nổ tại thị trường Trung Quốc (Thám tử lừng danh Conan, Shin – Cậu bé bút chì, Nhóc Maruko, Pokémon),[383][384][386][390] Slam Dunk trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng tại Trung Quốc thời điểm đó,[378] một số phim nhập khẩu thất bại (Shin Seiki Evangelion bị người hâm mộ chỉ trích vì cắt nhiều phân cảnh và thay đổi bài hát mở đầu), chuyên mục về anime và seiyū xuất hiện trên các đài truyền hình Trung Quốc (KAKU, Aniworld TV, Toonmax)[387] khiến nhiều hoạt hình Trung Quốc mô phỏng theo phong cách anime.[389] Năm 1994, Cục quản lý nhà nước về Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc (SARFT) giới hạn phát sóng các chương trình truyền hình và hoạt hình nhập khẩu;[383][385] anime vẫn chiếm lĩnh thị trường do giá nhập khẩu rẻ hơn hoạt hình Hoa Kỳ-châu Âu và doanh thu từ quảng cáo cao, sản xuất hoạt hình Trung Quốc quy mô nhỏ.[378][383][384] Thế hệ khán giả Trung Quốc thập niên 1980 và thập niên 1990 được gọi là 'thế hệ lớn lên cùng hoạt hình Nhật Bản',[391][392][393] được một số học giả Trung Quốc cho rằng có xu hướng thân Nhật Bản.[385][394] Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lo ngại 'xâm lược văn hóa' từ Nhật Bản[395][396] nên đã xây dựng 'dự án 5155' vào năm 1995 nhằm phát triển hoạt hình nội địa nhưng dự án sụp đổ vào năm 2006.[396] Năm 2000, SARFT yêu cầu kiểm duyệt các đài truyền hình địa phương khi nhập khẩu phim truyền hình và hoạt hình nước ngoài;[390][397][398] anime thời điểm đó đang độc chiếm trên truyền hình Trung Quốc,[397] tiêu thụ băng đĩa lậu hoạt hình Nhật Bản phát tán từ Đài LoanHồng Kông.[387] Năm 2004, anime chiếm 68% thị phần phát sóng hoạt hình trên truyền hình Trung Quốc với tỷ lệ 11 giờ trong tổng số 15 giờ phát sóng,[390] năng suất hoạt hình Trung Quốc đạt 20.000 phút/năm không đủ nhu cầu 60.000 phút/năm của các đài truyền hình địa phương,[384] SARFT quy định đài truyền hình phát sóng 60% hoạt hình nội địa trong từng quý.[260][384][390][397] Năm 2006, Trung Quốc quy định các đài truyền hình phát sóng ít nhất 70% hoạt hình sản xuất nội địa, cấm phát sóng hoạt hình nhập khẩu từ 17 giờ - 20 giờ[382][383][385][390][399] và phát sóng hoạt hình Trung Quốc từ 19 giờ - 22 giờ,[395] nhưng do anime mang lại nhiều quảng cáo nên một số đài truyền hình đã không tuân thủ quy định của SARFT.[383] Trung Quốc năm 2008 tăng thời lượng cấm phát sóng hoạt hình nhập khẩu trên truyền hình từ 17 giờ - 21 giờ,[390][395][400] các kênh truyền hình vệ tinh từ năm 2013 bắt buộc phát sóng hoạt hình Trung Quốc mỗi ngày 30 phút.[400] Từ năm 2008, Nhật Bản-Trung Quốc khi hợp tác sản xuất hoạt hình (The Tibetan Dog, trong đó Tam quốc chí thất bại về doanh thu) cho thấy thực tiễn kinh doanh khác biệt giữa hai quốc gia và nguy cơ phá sản nếu xưởng phim quy mô nhỏ của Nhật Bản thua lỗ tại Trung Quốc,[395][401] bắt đầu hình thành xu hướng phân phối anime trực tuyến bản quyền tại Trung Quốc.[395] Nhiều phim hoạt hình Trung Quốc sao chép lại cốt truyện và thiết kế nhân vật của hoạt hình Nhật Bản,[388][393][395][402][403][404] nguyên nhân có thể do Trung Quốc bị ảnh hưởng từ nhận gia công anime của Nhật Bản và khán giả Trung Quốc đón nhận phong cách Nhật Bản.[403][405] Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của anime tại Trung Quốc thể hiện qua chính sách kiểm soát văn hóa nước ngoài của Tập Cận Bìnhkhoảng cách thế hệ cáo buộc xâm lược văn hóa (môi trường truyền thông, bối cảnh kinh tế, chiến tranh Trung - Nhật).[406] Năm 2012, Trung Quốc cấm tất cả chương trình nhập khẩu phát sóng vào giờ vàng trên truyền hình, giới hạn mỗi ngày phát sóng không quá 25% các chương trình nhập khẩu;[407] năng xuất hoạt hình Trung Quốc đạt 260.000 phút/năm tăng so với 90.000 phút/năm của Nhật Bản, nhưng chất lượng hoạt hình Trung Quốc chưa bằng anime.[408] Tranh chấp quần đảo Senkaku cuối năm 2012, Trung Quốc cấm nhập khẩu anime chiếu rạp, nhập khẩu anime chiếu rạp đầu tiên sau lệnh cấm là Stand by Me Doraemon vào ngày 28 tháng 5 năm 2015.[296][406][409] Tháng 9 năm 2013, Trung Quốc cấm hoặc giới hạn các tạp chí anime (Animation & Comics Fans, Animation Comic Moe, Two Dimensions Mania, Anime Spot) vì cho rằng không phù hợp với vị thành niên.[387] Thập niên 2010, một số hoạt hình hợp tác Trung Quốc-Nhật Bản (Shikioriori, Juushinki Pandora) thành công nhờ kết hợp văn hóa Trung Quốc và bản sắc anime Nhật Bản,[393] các công ty Trung Quốc tăng cường đầu tư vào anime truyền hình Nhật Bản và đồng thời hướng đến phát triển công nghiệp hoạt hình nội địa tại Đại Liên.[379][400][408][410] Thập niên 2010, các dịch vụ stream trực tuyến tại Trung Quốc (AcFun, Bilibili, Tudou, Youku, iQiyi) bắt đầu trình chiếu anime bản quyền gần như đồng thời với Nhật Bản.[378][387] Thị trường công nghiệp nội dung Nhật Bản tại Trung Quốc đạt 250 tỷ CN¥ (38 tỷ US$) năm 2016, ước tính đạt 500 tỷ CN¥ vào những năm tiếp theo khiến Youku thuộc Alibaba đầu tư 50 triệu US$ cho AcFun vào tháng 8 năm 2016, Tencent góp 200 triệu CN¥ (30,5 triệu US$) cho 15% cổ phần Bilibili, Alpha Animation ở Thâm Quyến mua Yaoqi với giá 900 triệu CN¥ (137 triệu US$) vào tháng 9 năm 2016.[411] Tháng 2 năm 2019, Taobao thuộc Alibaba mua 8% cổ phần Bilibili.[376] Theo nghiên cứu của iResearch Consulting Group, thị trường anime tại Trung Quốc năm 2018 đạt 174,7 tỷ CN¥ (26,06 tỷ US$), tăng 13,7% so với năm 2017 dựa trên cơ sở 220 triệu người hâm mộ anime trực tuyến.[412] Tháng 5 năm 2018, Nhật Bản và Trung Quốc ký kết sản xuất phim hợp tác, được định danh là phim nội địa Trung Quốc và không bị hạn ngạch nhập khẩu.[400][413]

Thị phần hoạt hình nhập khẩu phát sóng trên truyền hình Trung Quốc , giai đoạn 2006-2011[414]
NămChỉ sốTổng cộng châu Âu Hoa KỳMỹ Latinh Nhật Bản Hàn Quốcchâu PhiKhácNguồn
2006Nhập khẩu (triệu CN¥)8,02972,934,5817-0,488--0,03China Development Gateway (CnDG).[415]
Số phim/ Số tập19/8694/1937/287-7/338--1/51
2007Nhập khẩu (triệu CN¥)9,816,143----0,67Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[416]
Số phim/ Số tập9/5945/2623/301---1/31
2008Nhập khẩu (triệu CN¥)8,78264,033,3425-4,501--9,6Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[417]
Số phim/ Số tập13/7344/2333/207-5/254--1/40
2009Nhập khẩu (triệu CN¥)1,280,340,74-0,2---Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[418]
Số phim/ Số tập5/4211/2093/160-1/52---
2010Nhập khẩu (triệu CN¥)2,471,11,36-0,01---Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[419]
Số phim/ Số tập8/7852/1305/555-1/100---
2011Nhập khẩu (triệu CN¥)7,021,614,010,90,5---Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[420]
Số giờ phát sóng27965165408---
Thị phần hoạt hình phát sóng trên đài truyền hình Hồ Bắc (HBTV) giai đoạn 1983-1989, tại Hồ Bắc - Trung Quốc[384]
Quốc gia/Vùng lãnh thổSố phimSố phút phát sóngSố phút phát sóng hàng nămThị phầnGhi chú
Trung Quốc268061153,8%Nhập khẩu hoạt hình châu Âu chủ yếu từ Bỉ, Liên Xô, Tiệp Khắc, Tây Ban Nha.
Nhật Bản119.8911.41346,6%
Hoa Kỳ136.60194331%
châu Âu102.92041713,8%
Khác51.0141454,8%
Tổng số6521.2323.030100%
Thị phần hoạt hình phát sóng trên đài truyền hình Vũ Hán (WHTV) giai đoạn 1984-2003, tại Hồ Bắc - Trung Quốc[384]
Quốc gia/Vùng lãnh thổSố phimSố phút phát sóngSố phút phát sóng hàng nămThị phầnGhi chú
Trung Quốc373.6733673,3%Nhập khẩu hoạt hình châu Âu chủ yếu từ Bỉ, Đức, Phần Lan.
Nhật Bản3838.2203.82234%
Hoa Kỳ2228.8862.88925,7%
châu Âu4761760,7%
Đài Loan11.3521351,2%
Khác4539.3983.94035,1%
Tổng số147112.29011.229100%

Sau Hiệp ước Quan hệ cơ bản Hàn Quốc và Nhật Bản năm 1965, Hàn Quốc nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản trên MBC, TBC, KBS từ cuối thập niên 1960 (Ōgon Bat, Yōkai Ningen Bem) và tiếp tục gia tăng nhập khẩu trong thập niên 1970: mecha (Astro Boy, UFO Robot Grendizer, Mazinger Z, Mach GoGoGo, Tetsujin 28-go, Gatchaman), shōjo (Mahōtsukai Sarī, Candy Candy, Ribon no Kishi, Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps), thể thao (Taigā Masuku, Akakichi no Eleven).[421][422] Thập niên 1980, chính phủ Hàn Quốc sáp nhập TBC với KBS thành KBS2, 'thời kỳ đen tối' xóa hoàn toàn yếu tố Nhật Bản trong anime (Captain Harlock, Uchū Senkan Yamato, Galaxy Express 999): tên nhân vật và người viết bài hát được thay bằng tiếng Hàn, tên người Nhật chế tác anime không được hiển thị.[421][422] Cuối thập niên 1980, Hàn Quốc tham gia công ước bản quyền toàn cầu (UCC), anime được phát sóng bám sát nguyên tác và tác động đến văn hóa đại chúng Hàn Quốc trong thập niên 1990 (Dragon Ball, Slam Dunk, Mononoke Hime, Shin Seiki Evangelion, Thủy thủ Mặt Trăng, Doraemon).[422] Dỡ bỏ kiểm soát văn hóa Nhật Bản năm 1998 giúp anime được đón nhận tích cực tại Hàn Quốc trong thập niên 2000 (Nhóc Maruko, Naruto),[381][422] anime chỉ được chính phủ Hàn Quốc phê duyệt chính thức vào năm 2004.[423] Hợp tác kinh tế địa chính trị giữa Đài LoanNhật Bản, cùng việc thế hệ cũ thời thuộc địa vẫn tiếp tục tiêu thụ sản phẩm Nhật Bản; dẫn đến sản phẩm văn hóa Nhật Bản (bao gồm anime, manga) phát triển ngầm tại Đài Loan.[424] Máy ghi băng cassette phổ biến từ cuối thập niên 1970 đến thập niên 1980, kinh doanh vi phạm bản quyền sản phẩm nghe nhìn Nhật Bản sinh lời, truyền hình cáp phát sóng lách luật nội dung Nhật Bản thịnh vượng; đến năm 1985, 40% dân số Đài Bắc xem truyền hình cáp. Đài Loan giải trừ luật giới nghiêm năm 1987, giai đoạn sau đó dân chủ hóa nhanh; truyền hình cáp hợp pháp hóa năm 1993 và dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu sản phẩm nghe nhìn Nhật Bản năm 1994 giúp tiêu thụ văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Đài Loan được mở rộng.[425] Dưới ảnh hưởng kinh tế của các công ty Nhật Bản tại Hồng Kông thập niên 1970 đến thập niên 1980 (như Panasonic, Toyota, Sony) và sự gia tăng các trường tiếng Nhật thập niên 1980, anime được phát sóng trên đài truyền hình ATV và TVB tại Hồng Kông từ đầu thập niên 1970 (Doraemon, Ninja Hattori, Saint Seiya, Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Dr. Slump) và rạp chiếu phim thập niên 1980 (Kaze no Tani no Nausicaä, Tenkuu no Shiro Laputa).[426] Trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Sino Center tại Hồng Kông là nơi nổi tiếng với việc bán các sản phẩm văn hóa đại chúng Nhật Bản lậu.[427] Anime bùng nổ tại Đông Á được gắn kết chặt chẽ với sự lan truyền của môi trường truyền thông công nghệ mới, không bị ràng buộc giám sát từ các chính phủ khu vực theo bối cảnh phát triển của xã hội tiêu dùng và một khu vực hóa được định hướng thị trường công nghiệp nội dung.[139][381] Vi phạm bản quyền văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Đài LoanHàn Quốc trong giai đoạn bị cấm nhập khẩu chính thức đã mở đường cho thương mại hóa hợp pháp bùng nổ sau khi kết thúc lệnh cấm.[428] Trên truyền hình Trung Đông, loạt phim UFO Robot Grendizer trong phiên bản tiếng Ả Rập rất nổi tiếng và thu hút một lượng lớn người theo dõi.[429]

Cuối thập niên 1970 tại Singapore, Tập đoàn Truyền thanh truyền hình Singapore (SBC) phát sóng Candy Candy tạo cơn sốt với thiếu nữ và phụ nữ trẻ; sau đó phát sóng Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps, The Dog of Flanders. Anime dành cho bé gái giữa thập niên 1980 (Gamba no Bōken, Sư tử trắng Kimba, Takarajima), khoa học viễn tưởng tăng mạnh cuối thập niên 1980 (Kagaku Kyūjo Tai Tekunoboijā, Captain Future, Chōjikū yōsai Macross, Astro Boy). Thập niên 1990, SBC đạt kết quả tích cực với hài kịch (Doraemon, Bow Wow), shōjo (Thủy thủ Mặt Trăng, Ranma ½), khoa học viễn tưởng (Patlabor, Dragon ball), đột phá phát sóng đêm khuya (Tenchi Muyō!, Rōdosu-tō Senki). Sau hiện tượng Pokémon, người Singapore thập niên 1990 ít biết đến anime chiếu rạp ngoài các tác phẩm của Miyazaki Hayao, Akira, Perfect Blue, Ghost in the Shell. Thành công của anime tại Singapore thập niên 1990 do nhập khẩu các tựa đã phổ biến tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc; tránh các tựa nổi tiếng nhưng gây tranh cãi, truyền hình cáp tăng trưởng, tác động từ manga, băng đĩa tại gia được phân phối lại từ Hồng KôngĐài Loan.[430]

Cuối thập niên 1970 tại Philippines, GMA Network phát sóng mecha mới lạ và tạo cơn sốt với trẻ em (Chōdenji Mashīn Borutesu Faibu, Tetsujin 28-go, Mazinger Z, UFO Robot Grendizer), tổng thống Ferdinand Marcos đưa lệnh cấm thể loại mecha vào năm 1979 do bạo lực và cốt truyện chính trị.[263][431] Đầu thập niên 1980, Philippines nhập khẩu anime dành cho gia đình (Hana no Ko Lunlun, Candy Candy), Radio Philippines Network phát sóng mecha vào buổi sáng và đêm khuya sau khi dỡ bỏ lệnh cấm (Astro Boy, Robotech, Voltron, Transformers).[263][431] Thập niên 1990, ABS-CBN, GMA Network, Intercontinental Broadcasting Corporation, The 5 Network phát sóng chuyên biệt anime tác động lớn tới thanh thiếu niên (Dragon Ball, Thủy thủ Mặt Trăng, Slam Dunk, Ranma ½, Hành trình U Linh Giới, Shin Seiki Evangelion), Shōkōshi CedieShōkōjo Seira chuyển thể thành người đóng Philippines với doanh thu cao, hiện tượng PokémonBakusō Kyōdai Let's & Go!! được liên kết sản xuất mô hình nhân vật.[263][431] Thập niên 2000, Philippines giảm nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản do bão hòa tái phát sóng anime, phổ biến phim truyền hình Hàn QuốcĐài Loan, dịch vụ stream bản quyền, cạnh tranh từ truyền hình vệ tinh (animax, Hero).[263][431] Thành công của anime tại Philippines thập niên 2000 (Digimon, Cardcaptor Sakura, Pokémon, Lupin III) đến từ ngôn ngữ học (lồng tiếng Filipino đạt 80% trên truyền hình địa phương), chính sách thuộc địa (ấn tượng về nhân vật người Nhật hoặc da trắng giao tiếp bằng tiếng Filipino phá vỡ tâm lý thực dân), xã hội học chính trị (nâng tầm tiếng Filipino lên một cấp độ thừa nhận phổ biến).[432] Đầu thập niên 1980, Indonesia nhập khẩu lại những anime đã phổ biến tại Nhật Bản trong thập niên 1970 (Ultraman, Doraemon, Candy Candy, Gundam), anime bắt đầu trở thành một xu hướng giải trí mới mẻ ở Indonesia vì khác biệt so với hoạt hình từ Hoa Kỳ và châu Âu.[433] Ảnh hưởng từ 'chính sách hướng Đông' của thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad năm 1981, truyền hình Malaysia nhập khẩu anime từ đầu thập niên 1980 (Doraemon, Dragon Ball),[434][435] tiếp tục gia tăng từ thập niên 1990 đến thập niên 2010 (TV1, TV2, TV3, NTV7, 8TV, TV9).[434] Việt Nam ảnh hưởng văn hóa đại chúng manga đầu thập niên 1990[265] đã thúc đẩy phát sóng anime trên truyền hình từ thập niên 1990 (Thủy thủ Mặt Trăng, Hiệp sĩ Lợn, Pókemon, Vua câu cá). Phân phối anime tại Việt Nam qua truyền hình (HTV2, HTV3, Kids&Family, Bibi, SAM, ANT) hoặc Youtube (POPS Kids), dịch vụ stream (Netflix, iflix, Prime Video). Thập niên 2010, các liên hoan phim hoạt hình Nhật Bản được tổ chức, anime chiếu rạp chiếm hầu hết thị phần nhập khẩu phim điện ảnh Nhật Bản chiếu rạp tại Việt Nam, người hâm mộ anime tăng lên sau khi công chiếu Your name - Tên cậu là gì? năm 2016.[436]

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ nhập khẩu ba anime chiếu rạp của Toei Animation vào năm 1961 (Shōnen Sarutobi Sasuke, Hakujaden, Saiyūki) nhưng không thành công về thương mại[437][438] sau đó anime truyền hình đầu tiên Astro Boy phát sóng trên NBC vào năm 1963-1964 gần như đồng thời với Nhật Bản.[203][439][440][377][441] Cuối thập niên 1960 đến thập niên 1970, Hoa Kỳ nhập khẩu Mach GoGoGo, Sư tử trắng Kimba, Gatchaman, Uchū Senkan Yamato.[203][437][439] Thời đại hoàng kim thập niên 1980 với các loạt phim kinh điển phát sóng trên nhiều kênh truyền hình khác nhau, mặc dù thường xuyên bị biên tập lại hội thoại và cốt truyện theo thị hiếu công chúng Bắc Mỹ trong các loạt phim ghép nối nổi bật như Force Five, Voltron, Robotech.[203][439] Loạt phim dài tập Force Five được hợp nhất từ năm anime riêng biệt (Daiku Maryu Gaiking, Wakusei Robo Danguard Ace, Starzinger SF Saiyuki, Getter Robo G, UFO Robot Grendizer) thành 130 tập (mỗi anime bị rút gọn còn 26 tập).[439][442][443] Loạt phim Voltron được hợp nhất từ hai anime nguyên tác (Hyakujū ō Golion, Kikō kantai Dairugger XV); Robotech được hợp nhất từ ba anime (Chōjikū yōsai Macross, Kiko soseiki Mospeada, Chōjikū kidan Southern Cross) thành 85 tập.[439][444] Khi Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thập niên 1980, các lớp học tiếng Nhật xuất hiện ở phương Tây và anime/manga thời điểm đó đóng vai trò như công cụ giáo dục.[445] Thập niên 1990 phát sóng lại phim từ thập niên 1960-1980 trên truyền hình (Mach GoGoGo trên MTV, Voltron trên Toonami, Ginga Tetsudō 999 trên Syfy) và nhập khẩu phim mới tác động đến văn hóa đại chúng Hoa Kỳ (Dragon Ball, Thủy thủ Mặt Trăng, Tenchi Muyō!, Mobile Suit Gundam Wing).[203][437][439][443][446] Năm 1998, Nintendo phát hành Pokémon và trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng tại Hoa Kỳ.[437][445][447][448] Các công ty phân phối băng đĩa tại gia xuất hiện trong thập niên 1990 như AnimEigo, U.S. Renditions, Central Park Media, Manga Entertainment, A.D. Vision, Media Blasters, Viz Media, Urban Vision, Right Stuf Inc.[203] Sau thành công của Akira tại rạp chiếu thập niên 1990, sự chú ý đến anime gia tăng qua phân phối truyền hình và băng đĩa tại gia, đến mức trong mười năm qua anime tại Hoa Kỳ đã phát triển bùng nổ.[377][445] Sự thành công vang dội của GundamPókemon, cùng việc Ghost in the Shell đứng đầu bảng xếp hạng Billboard năm 1998 hay sự phổ biến ngày càng tăng các phim Ghibli[440][449] đã biến Hoa Kỳ thành thị trường anime lớn thứ hai sau Nhật Bản với 38 loạt phim phát sóng cùng 500 băng đĩa đã phát hành năm 2007 và giá trị công nghiệp băng đĩa tại gia ước tính đạt 400 triệu US$ năm 2006 ngay cả khi bị giảm.[450][451][452] Từ năm 2000 đến năm 2008, công nghiệp anime tại Hoa Kỳ bị các công ty Mỹ khai thác cấp phép bản quyền nhiều nhất có thể.[453] Các phim chưa bị biên tập phổ biến qua băng đĩa tại gia,[204][206][454] hoặc chiếu vào buổi tối trên các đài truyền hình Cartoon Network, Syfy, Toonami, Adult Swim với đối tượng trưởng thành như Cowboy Bebop, Outlaw Star, Gundam, Hành trình U Linh Giới, Rurouni Kenshin, Đại chiến Titan, Kiseijū, Afro Samurai, Death Note.[443][446][448] Space Dandy, Ghost in the Shell: Stand Alone Complex và mùa hai The Big O được đồng tài trợ từ nguồn quỹ Hoa Kỳ.[455] Các dịch vụ stream như Hulu, Netflix, Prime Video, Crunchyroll, Funimation liên kết sản xuất và phân phối trực tuyến với các xưởng phim hoạt hình Nhật Bản.[268][456][457][458] Tháng 12 năm 2018, Funimation kết thúc hợp tác với Crunchyroll, Funimation ký hết hợp tác với Hulu.[459] Tháng 3 năm 2019, Crunchyroll chia sẻ cấp phép phát sóng anime trên truyền hình Toonami của Adult Swim vào tối thứ bảy.[460][461] Thành công của anime tại Hoa Kỳ đến từ các nhân vật mơ hồ về đạo đức, thể hiện các khía cạnh bản chất khác nhau của con người (nhân vật chính dễ bị tổn thương hoặc thậm chí xấu xa) trái ngược với sự khác biệt rõ nét giữa các anh hùng và phản diện trong cốt truyện phim Hoa Kỳ;[437] yếu tố "mukokuseki" (Nhật: 無国籍 (không quốc tịch), ?) và họ tên nhân vật thân thuộc với phương Tây.[139]

Mỹ Latinh

Anime bắt đầu được phân phối ở Mỹ Latinh trong thập niên 1970 tại México, Peru, Chile, Argentina, Brasil, Costa Rica, Panama, Colombia (Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps, Ribon no Kishi, Mach GoGoGo, Candy Candy).[462][463][464] Thập niên 1980, phân phối anime mở rộng sang Venezuela, Guatemala, Cộng hòa Dominica, Colombia, Puerto Rico[462] với mecha (Mazinger Z, Robotech, UFO Robot Grendizer, Voltron) và phim chuyển thể (Remi, Sư tử trắng Kimba, Mitsubachi Māya no Bōken).[464] Thập niên 1990, anime bùng nổ tại Mỹ Latinh khi phát sóng liên tục các loạt phim Saint Seiya, Ranma ½, Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Thủy thủ Mặt Trăng, Dragon ball, Slam Dunk, Pokémon.[463][464][465] Thập niên 2000, anime hiện diện liên tục theo thời gian trên các đài truyền hình quốc gia Mỹ La tinh, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh (Locomotion, Animax, Cartoon Network, Magic Kids, Fox Kids, ETC) với các phim như Cardcaptor Sakura, InuYasha, Giả kim thuật sư, Shin Seiki Evangelion, Naruto.[462][465] Phân phối các tựa anime mới trên truyền hình Mỹ Latinh giảm từ năm 2006 (Toonami của Cartoon Network dừng năm 2007, Animax dừng năm 2011, ZAZ dừng năm 2012, Cloverway Inc. giải thể năm 2007), phân phối trực tuyến gia tăng (Netflix, Crunchyroll).[464] México phát sóng Astroboy trên Canal 5 thuộc Televisa vào năm 1974,[466] TV AztecaTelevisa phát sóng anime trong thập niên 1970 (Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps, Ribon no Kishi, Mach GoGoGo, Candy Candy).[462][465] Sự ảnh hưởng của anime tại México thập niên 1980 nhờ thị trường mô hình nhân vật anime phát triển (Ultraman, Robotech, Mazinger Z) và nhiều đức tính của Nhật Bản được tìm thấy trong anime.[467] México thập niên 1990 xuất hiện các fanzine,[468] buôn bán vật phẩm hình thành;[462][469] fanzine đầu tiên tại México là 'Figuras en Movimiento' năm 1992, sau đó phân tách thành Animanga và Domo vào năm 1994.[470] Anime bùng nổ tại México trong thập niên 1990: Thủy thủ Mặt Trăng thúc đẩy chủ nghĩa nữ quyền cho phụ nữ México thập niên 1990 và khám phá người đồng tính nữ,[471] Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Saint Seiya, Dragon ball.[472][473] Những họa sĩ truyện tranh người Brasil gốc Nhật với phong cách manga đem đến một số giao thoa văn hóa anime đầu tiên tại Brasil từ giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970. Năm 1984, Hiệp hội họa sĩ manga và minh họa Brasil (ABRADEMI) thành lập với hoạt động xuất bản hai tạp chí anime (Clube do Manga, Qnadrix) và các triển lãm; ABRADEMI là một trong những nhóm đầu tiên giúp anime tiếp cận đến công chúng Brasil. Tuy nhiều họa sĩ truyện tranh Brasil chịu ảnh hưởng của manga nhưng các bản anime phát hành chính thức thường mất nhiều thời gian; anime thành công vang dội tại Brasil vào thập niên 1990 (Pokémon, Saint Seiya, Dragon Ball) và tiếp tục kéo dài ảnh hưởng đến thập niên 2010. Crunchyroll phát trực tuyến tại Brasil vào năm 2012, Crunchyroll hợp tác với Rede Brasil phát sóng anime trên truyền hình vào năm 2018.[474] Tháng 2 năm 2019, AnimeYT và AnimeMovil tại Mỹ Latinh dừng hoạt động vì lưu trữ anime trực tuyến vi phạm bản quyền.[475]

Châu Âu

Số lượng anime phát sóng trên truyền hình Pháp, giai đoạn 1971-2009.

Anime tại châu Âu phát triển mạnh mẽ trên sóng truyền hình; các quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Pháp trong thập niên 1970 và thập niên 1980 đã nhận một 'cuộc xâm lược hòa bình'. Thập niên 1960, Hakujaden đã được chiếu rạp tại Pháp.[476] Năm 1971, anime hợp tác Pháp-Nhật Oum le Dauphin phát sóng trên truyền hình Pháp.[374][477] Từ năm 1972, Office de Radiodiffusion Télévision Française (ORTF) phát sóng Sư tử trắng Kimba, Calimero, Barbapapa, Ribon no Kishi nhưng không thành công lớn bởi các đài truyền hình tại Pháp không nhận thức nguồn gốc hoạt hình Nhật Bản khi nhập khẩu lại từ Hoa Kỳ, Ý, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[476][478][479] UFO Robot Grendizer phát sóng trên Récré A2 vào ngày 3 tháng 7 năm 1978, phim trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng trên truyền hình tại Pháp và giúp nhập khẩu anime bùng nổ sau đó.[480][477][479][481][482] Người trưởng thành cáo buộc anime ảnh hưởng xấu đến trẻ em Pháp sau khi Paris Match giới thiệu 'thế hệ Goldorak' năm 1979 và nghiên cứu tác động anime của nhà tâm lý học Liliane Lurçat năm 1981.[481][483][484] Hiện tượng 'thế hệ Goldorak' hình thành do nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản giá rẻ; thị phần truyền hình phủ sóng gần 84,2% gia đình Pháp năm 1975,[479] tăng 91% năm 1982, 95% năm 1990; tiêu thụ truyền hình tăng gấp bốn lần từ năm 1980 đến 1992.[485] Từ năm 1978, France 2 phát sóng Candy Candy, Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps, Captain Future; Récré A2 phát sóng Captain Harlock đã đánh dấu 'thế hệ Goldorak'.[486] Các đài truyền hình phân tách từ ORTF (France 2, TF1, France 3) xây dựng các chuyên mục anime dành cho thanh thiếu niên tại Pháp như Récré A2 (1978), Les Visiteurs du mercredi (1975), La Cinq (1986), Youpi ! L'école est finie (1987), Club Dorothée (1987).[479][487] Thập niên 1980, 'cuộc xâm lược hòa bình' của anime Nhật Bản đã tạo tác động lớn tới văn hóa đại chúng tại Pháp với nhiều phim như Ulysses 31, Ie Naki Ko, Kobura, Astro Boy, Versailles no Bara, Dragon Ball, Saint Seiya.[476][477] Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp Jack Lang năm 1983 cho rằng đã xảy ra một cuộc xâm lược văn hóa, quyết định cấp ngân sách tài trợ cho các nhà sản xuất hoạt hình nội địa.[488] 80% hoạt hình trên TF1France 2 năm 1984 có nguồn gốc nước ngoài,[482] tăng lên 90% với hoạt hình Nhật Bản và Hoa Kỳ trên truyền hình Pháp năm 1985.[482] Thập niên 1990, La CinqClub Dorothée rất thu hút khán giả trẻ, La Cinq dừng phát sóng năm 1992 thì Club Dorothée trở thành chương trình hàng đầu phát sóng anime hoặc sản phẩm Nhật-Pháp với 35% trên Récré A2 (1978-1988) và 78,5% trên Club Dorothée (1987-1999).[482] Đầu thập niên 1990, chống lại truyền hình Pháp gia tăng, kéo theo làn sóng chống lại hoạt hình Nhật Bản từ Cơ quan phát thanh truyền hình Pháp (CSA) và hội phụ huynh khiến Mediawan Thematics (quản lý chuyên mục thanh thiếu niên trên TF1) thuê một nhóm nhà tâm lý học phân tích các chuyển thể anime dành cho thanh thiếu niên.[479][487] Năm 1993, Club Dorothée đã buộc phải xin lỗi trước áp lực từ chính khách, báo chí Pháp với các cáo buộc liên quan đến đạo đức giới trẻ.[487] Chiến lược xóa yếu tố hoạt hình Nhật Bản nhằm tránh khiếu nại 'xâm lược văn hóa', AnimeLand thành lập năm 1991 với mục tiêu bảo vệ hoạt hình Nhật Bản và cáo buộc kiểm duyệt làm biến chất tác phẩm nguyên tác như Thủy thủ Mặt Trăng, Kyūtī Hanī.[482] Giữa thập niên 1990, hạn ngạch thương mại tại Pháp bắt buộc các đài truyền hình phát sóng hơn 60% hoạt hình do châu Âu thực hiện, 40% thị phần còn lại dành cho hoạt hình Hoa KỳNhật Bản.[489][490] Nhập khẩu anime trên truyền hình Pháp vẫn tiếp tục đến năm 1997, sau đó dừng nhập khẩu.[491][492] Thập niên 2000, các kênh truyền hình quay lại phát sóng anime, hiện tượng PokémonCardcaptor Sakura, Ojamajo Doremi thành công lớn trên các kênh Fox Kids, TF1, M6, France 5.[482][492] Anime hồi sinh tại Pháp trên nhiều kênh truyền hình như Mangas, Fox Kids, Game One, Teletoon, Virgin 17, AB1, France 4, Les Zouzous, cùng các kênh truyền hình mới (Gong, KZTV, J-One) và dịch vụ stream bản quyền (Netflix, Crunchyroll, Anime Digital Network, Wakanim).[482][489] Giai đoạn 1971-2009, anime chiếm 66% với 318 trong tổng số 484 phim Nhật Bản nhập khẩu đã chiếu trên truyền hình Pháp.[477]

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gần như không phát sóng anime trên truyền hình, nhưng khi thị trường băng đĩa tại gia được hợp nhất từ cuối thập niên 1980 với kỷ lục doanh thu băng đĩa VHS của AkiraManga Entertainment thành lập năm 1991 thì thực tế này đã thay đổi; khác với ÝPháp khi anime tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chỉ phổ biến vào nửa cuối thập niên 1990.[481][377][493] Tạp chí chuyên biệt dần hình thành tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như Anime UK (1990), Manga Mania (1993), Anime FX (1996).[494] Đầu thập niên 1990, anime được phát sóng trên truyền hình đêm khuya (BBC, Channel 4) nhưng sau đó dần biến mất[493][495] và xuất hiện trở lại vào nửa cuối thập niên 1990[481] bởi những định kiến từ báo chí Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gắn kết với bạo lực tình dục phụ nữ, các hãng phân phối đã nhập khẩu nhiều phim liên quan đến bạo lực thuộc thị phần tương đối nhỏ tại Nhật Bản.[495][496][497][498] Phát sóng anime trên truyền hình vào thập niên 2000 gia tăng (CNX, AnimeCentral, Showcase TV, Jetix, Channel 4, Syfy) nhưng chưa tạo tác động văn hóa đại chúng bởi vì người Anh bị ảnh hưởng từ hoạt hình Walt Disney và kiểm duyệt từ Đạo luật Công lý và Tư pháp 2009.[493] Thập niên 2010, anime tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục mở rộng thị trường băng đĩa tại gia (Manga Entertainment, Anime Limited, MVM Entertainment) và phát trực tuyến (Crunchyroll, Netflix).[499] Phân phối băng đĩa tại gia Phần Lan lựa chọn anime lấy cảm hứng từ châu Âu trong chiếu rạp thập niên 1970 (Nagagutsu o Haita Neko, Anderusen Dōwa Ningyo Hime, Nagagutsu o haita neko hachijū-nichikan sekai isshū, Dōbutsu Takarajima) và truyền hình thập niên 1980 (Gatchaman, Mitsubachi Māya no Bōken, Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils, Anime hachijū-nichikan sekai isshū).[500] Đầu thập niên 1990, anime được phát sóng trên Polonia 1 (Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Tōshō Daimos), hiện tượng Thủy thủ Mặt Trăng năm 1994, Akira, các phim Ghibli hình thành nhận thức nguồn gốc Nhật Bản[481][500] và dẫn đến sự ra đời của tạp chí Kawaii (1997-2005).[501] Đầu thập niên 2000, hiện tượng Dragon BallPokémon được liên kết buôn bán vật phẩm, truyền thông Phần Lan thảo luận về hiện tượng như một vấn đề xã hội.[500] Hungary phát sóng anime cuối thập niên 1980, gia tăng cuối thập niên 1990 (Thủy thủ Mặt Trăng, Dragon Ball) và tác động mạnh mẽ đến văn hóa đại chúng Hungary nửa đầu thập niên 2000 (Pokémon, Yu-Gi-Oh!, Naruto).[502] Anime bắt đầu phát sóng tại Bỉ vào thập niên 1980 với nhiều ngôn ngữ khác nhau (Wallonie qua Club Dorothée trên TF1 của Pháp, Vlaanderen qua đài truyền hình Hà Lan nhưng ít chương trình hơn so với kênh tiếng Pháp), anime bùng nổ tại Bỉ từ thập niên 2000 khi các hãng phân phối anime bắt đầu tiếp cận thị trường và phim Ghibli tạo dấu ấn trong văn hóa đại chúng Bỉ-Hà Lan.[503] Thập niên 2000, anime phát sóng tại Bỉ qua các kênh như Fox Kids, VIER, Q2 (Pokémon, Rurounin Kenshin, Dragon Ball Z, Thủy thủ Mặt Trăng, Yu-Gi-Oh!, Death Note, Bleach, One Piece).[503] Kênh truyền hình vệ tinh trả phí Animax của Sony phát sóng 24 giờ mỗi ngày tại România, Hungary, Cộng hòa Séc, Đức, Bồ Đào Nha.[504]

Đầu thập niên 1970, Tây Ban Nha phát sóng Mach GoGoGo, Mazinger Z; trong đó Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps, Gatchaman, Haha wo tazunete sanzenri tạo thành cơn sốt với khán giả.[264][265] Phiên bản biên tập rút gọn Mazinger Z do Toei Animation cấp phép tại Tây Ban Nha[505][506][507] bị chỉ trích bạo lực, gây hấn, phân biệt giới tính,[264] gắn kết với Mani giáo[508] và được miêu tả như "một thần thoại hóa cuồng tín vào công nghệ Hoa Kỳ đã thiết lập ảnh hưởng tại Nhật Bản như một thuộc địa";[509] phim bị gián đoạn phát sóng gần ba tháng và phát sóng trở lại vào đầu năm 1979.[264] Anime sau đó bị chính kháchbáo chí Tây Ban Nha cáo buộc bạo lực,[510] cùng việc các anime đầu tiên phát sóng tại Tây Ban Nha do nhiều hãng phim người lớn phân phối phát hành nên anime được cho là không phù hợp với trẻ em; đồng thời mâu thuẫn với các giá trị 'thân thiện gia đình' thể hiện trong Heidi, Cô bé đến từ vùng núi AlpsHaha wo tazunete sanzenri của Nippon Animation đã thay đổi khái niệm hoạt hình.[264] Thập niên 1980, Candy Candy, Kōtetsu Jīgu, Captain Harlock, Uchū Senkan Yamato, Robotech được phát sóng.[511] Giai đoạn 1978-1983, hơn 80 anime đã được phát sóng trên truyền hình Tây Ban Nha[265] và 183 anime truyền hình được nhập khẩu tại Ý.[512] Nguyên nhân anime bùng nổ chậm hơn PhápÝ do thập niên 1980 thiếu các đài truyền hình tư nhân, xu hướng hợp tác sản xuất hoạt hình châu Âu-Nhật Bản mà BRB Internacional là tiên phong.[264] Thập niên 1990, thời đại hoàng kim anime bùng nổ tại Tây Ban Nha với Saint Seiya, Dragon Ball, Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Rurouni Kenshin, Shin – Cậu bé bút chì, Kimagure Orenji Rōdo, City Hunter, Thủy thủ Mặt Trăng, Slayers bắt đầu hình thành nên nhóm phim hoạt hình bao quát được sản xuất tại Nhật Bản với các đặc điểm phong cách tương tự;[265][481][511] nguyên nhân do các kênh truyền hình tư nhân mới xuất hiện (Antena 3, Telecinco) và nhập khẩu lại anime giá rẻ từ Pháp, Ý.[264] Thập niên 2000, anime được phát sóng tại Tây Ban Nha gia tăng nhưng vẫn thấp so với số lượng phim phát sóng tại Nhật Bản.[513] Anime được phát sóng trên các kênh truyền hình tại Tây Ban Nha như Cuatro, Jetix, Buzz, Boing, Cartoon Network, Animax.[514]

Đức

Ngày 16 tháng 3 năm 1961, Shōnen Sarutobi Sasuke chiếu rạp tại Đức.[515] Truyền hình Tây Đức phát sóng Mach GoGoGo năm 1971 và Captain Future năm 1980, sự thành công không lớn vì bị cáo buộc bạo lực và không phù hợp với trẻ em; chỉ đến khi phát sóng Versailles no Bara và các phim thể thao (Ganbare, Kickers!, Attack No. 1) thập niên 1990 thì hoạt hình Nhật Bản đã tìm thấy nhiều không gian trên truyền hình Đức.[481][516] Giai đoạn 1970-1980, những phim thân thiện với trẻ em như World Masterpiece Theater không gặp sự phản đối nào; xuất hiện phim hợp tác Đức-Nhật như Vicky the Vicking, Mitsubachi Māya no Bōken, Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils.[517] Các anime đầu tiên được Đức mua vào năm 1975 trên định dạng đĩa video TED (TElevision Disc). Trong thập niên 1980, nhiều anime xuất hiện trên băng VHS. Ngoài khai thác thị trường thứ cấp của truyền hình dành cho trẻ em, thị trường này đã bị chi phối bởi các tác phẩm khiêu dâm do Trimax phát hành.[518] Những mặt hàng nhập khẩu này đã khiến "anime" bị liên kết với các tác phẩm khiêu dâm hoặc bạo lực cho đến cuối thập niên 2000.[519]

Đầu thập niên 1990, anime chiếu rạp xuất hiện tại Đức như Akira, Ghost in the Shell và vài tác phẩm khác của Studio GhibliMononoke Hime, Sen và Chihiro ở thế giới thần bí. Với sự ra đời của truyền hình tư nhân, một số lượng lớn anime cũng xuất hiện trên truyền hình; ban đầu thông qua việc mua các gói chương trình châu Âu với các bộ phim hoạt hình phương Tây và đôi khi có cả anime. Theo thời gian, các loạt phim anime dành cho vị thành niên đã được thêm vào trong chương trình; và tháng 8 năm 1999 các anime đã có chương trình chuyên biệt "Moon Toon Zone" trên RTL II. Chương trình này bao gồm Thủy thủ Mặt Trăng, Dragon Ball, Pokémon; được mở rộng với Anime @ RTL2 từ năm 2001 và PokitoTV năm 2004.[520] Sự thành công của kênh truyền hình RTL II đã mở đầu việc cấp phép anime của RTL II và các kênh truyền hình khác. K-Toon, MTV, VIVAVOX phát sóng anime cho một lượng khán giả lớn tuổi hơn. Từ năm 2007, những ưu đãi của anime trên truyền hình đã giảm đáng kể. Trong năm 2013, chương trình đã hoàn toàn ngừng hoạt động trên RTL II.[521] Từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2016, Animax Đức ra mắt kênh truyền hình trả tiền dành cho các nước nói tiếng Đức.[522] Hiện tại, chỉ có ProSieben Maxx (từ năm 2013)[523]Nickelodeon đang phát sóng anime thường xuyên. Hậu kỳ của anime trên truyền hình và rạp chiếu phim tại Đức diễn ra trong một thời gian dài với mức độ lớn, thường là chủ đề nhận rất nhiều chỉ trích từ những người hâm mộ. Nhiều lần cắt giảm và thay đổi nội dung thường được biện minh bằng việc bảo vệ trẻ vị thành niên, bởi vì các thủ thuật này được coi là chương trình dành cho trẻ em cũng như được mua và trình chiếu cho đối tượng này.[524]

Công ty phân phối anime đầu tiên tại Đức là OVA Films, thành lập vào năm 1995. Khoảng năm 2000, càng ngày có nhiều nhãn hiệu công ty trên thị trường, tuy nhiên nhiều nhãn hiệu đã không thể duy trì hoạt động. Mãi cho đến năm 2010, các công ty mới đã gia nhập thị trường, một số công ty đã tổ chức các hội chợ anime thường xuyên kể từ năm 2015. Vào tháng 9 năm 2007, Kazé Đức đã trở thành nền tảng video đầu tiên tại Đức ra mắt "Anime theo yêu cầu".[525] Theo thời gian với nhiều ưu đãi dành cho anime ở Đức và quốc tế nhưng không phải đều là vĩnh viễn; ví dụ như MyVideo (thuộc ProSiebenSat.1 Media) đã ngừng các đề xuất anime vào năm 2011 và một lần nữa vào năm 2016.[526] Từ năm 2013, Crunchyroll của Hoa Kỳ đã ra mắt stream anime tại thị trường Đức.[527]

Một lượng người hâm mộ phát triển từ những năm 1980 với mức độ thấp. Với sự gia tăng và phổ biến của anime cùng manga sau khi phát hành Akira tại phương Tây, thậm chí nhiều hơn nữa sau thành công từ các loạt anime truyền hình dài tập như Dragon Ball hay Thủy thủ Mặt Trăng đã phát triển số lượng người hâm mộ lớn hơn. Điều này phụ thuộc nhiều vào giao tiếp thông qua trò chuyện trực tuyến và các diễn đàn trực tuyến, tạo ra các fanzine và các sự kiện hậu trường cũng như gặp mặt tại các hội chợ sách. Bên cạnh đó, cosplay tại các hội chợ thương mại và vẽ lại các nhân vật nổi tiếng hay những câu chuyện về sở thích cá nhân tại hậu trường. Ngoài ra, thường có sự đối chiếu với xã hội và văn hóa Nhật Bản vượt qua văn hóa đại chúng.[528] Như vậy, cộng đồng người hâm mộ anime và manga có thể được xem như một nền văn hóa rộng lớn của thời trang Nhật Bản hiện đại, bao gồm J-popVisual kei, ẩm thực Nhật Bản, thời trang, karaoke và trò chơi máy tính.[529] Các sự kiện mà người hâm mộ quan tâm là hội chợ anime, ngày Nhật Bản (Japan-Tag), hội chợ sách và các sự kiện về điện ảnh Nhật Bản. Tạp chí thương mại anime tiếng Đức chuyên nghiệp duy nhất hiện tại là AnimaniA, xuất bản từ tháng 9 năm 1994; các tạp chí mới như Mega Hiro, KonekoKids Zone

Nga

Liên Xô nhập khẩu giới hạn hoạt hình từ các quốc gia tư bản theo tiêu chí ý thức hệ. Năm 1970, đài phát thanh - truyền hình Trung ương Liên Xô phát sóng Taiyō no Ōji Horusu no Daibōken; sau đó nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản chiếu rạp (Nagagutsu o Haita Neko năm 1971,[530] Nagagutsu Sanjūshi năm 1972, Nagagutsu o Haita Neko: Hachijū Nichi-kan Sekaiisshū năm 1976) đồng thời hợp tác với Nhật Bản (Soratobu Yūreisen,[531] Ali Baba và bốn mươi tên cướp, Jack và cây đậu thần, Anderusen Dōwa Ningyo Hime, Hồ thiên nga, Oyayubi Hime Monogatari, Sekai Meisaku Dōwa Mori wa Ikiteiru, Chiisana Pengin Roro no Bōken). Năm 1980, Liên Xô nhập khẩu anime chiếu rạp Soratobu Yūreisen.[532] Liên Xô tan rã đầu thập niên 1990, phân phối băng đĩa lậu điện ảnh Hoa Kỳ và anime bùng nổ; truyền hình Nga bắt đầu phát sóng Robotech, GoShogun, Mahōtsukai Sarī.[532][533] Năm 1996, phiên bản không kiểm duyệt của Thủy thủ Mặt Trăng phát sóng trên truyền hình và tác động lớn đến người xem.[532] Câu lạc bộ anime 'R.An.Ma' thành lập năm 1996.[532] Đầu thập niên 2000, Internet cùng công nghệ kỹ thuật số phát triển giúp tải và chia sẻ anime, hiện tượng truyền hình Pokémon tại Nga.[532][534] Liên hoan phim hoạt hình Nhật Bản toàn Nga đầu tiên được tổ chức tại Voronezh vào năm 2000.[532] Đầu thập niên 2000, xuất hiện tạp chí chuyên biệt (Strana Igr, AnimeMangazine, AnimeGid),[532] các kênh truyền hình chuyên biệt (MTV, Muz-TV, 2x2, Fan),[535][536] các hãng phân phối (MC Entertainment, XL Media, Mega-Anime, Reanimedia).[532][537][538] Các nghệ sĩ người Nga cũng được truyền cảm hứng từ anime như Production I.G hợp tác với Linda trong video âm nhạc anime của bài hát 'Chains and Rings' năm 2003,[539] Studio 4 ° C hợp tác với Ligalize trong video âm nhạc 'Наша с тобой победа, Chiến thắng của chúng tôi' năm 2005,[540] Evgenia Medvedeva cosplay Thủy thủ Mặt Trăng và biểu diễn trượt băng nghệ thuật tại Tokyo năm 2017.[541]

Ý

"Cuộc xâm lược" đầu tiên

Một số anime điện ảnh đầu tiên được phân phối tại rạp chiếu phimÝ trong giai đoạn 1959 -1975 như: Hakujaden, Saiyūki, Andersen Monogatari năm 1968, Taiyō no Ōji Horusu no Daibōken năm 1968, Nagagutsu o Haita Neko năm 1969. Những anime điện ảnh được trình chiếu trong khuôn khổ các buổi thuyết giảng chủ nhật hoặc được phân phối bằng cách nhập khẩu lại từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự giúp phổ biến anime tại Ý xảy ra vào nửa sau thập niên 1970 khi RAI nhập khẩu anime truyền hình đầu tiên. Rete 2 (nay là Rai 2) phát sóng anime đầu tiên là Barbapapa vào ngày 13 tháng 1 năm 1976, Vicky the Vicking vào tháng 1 năm 1977, Heidi, Cô bé đến từ vùng núi AlpsUFO Robot Grendizer vào năm 1978.[542][543][544] Ý là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên nhập khẩu anime, đặc biệt từ cuối thập niên 1970 đến 1980 với hơn 100 loạt anime được mua (có lẽ không giống các quốc gia phương Tây khác)[545] bởi RAI và các truyền hình tư nhân được tự do hóa vào năm 1976[546] (với quy mô các mạng truyền hình lớn hơn mà sau này trở thành Fininvest, nhưng thực tế vẫn còn một số đài truyền hình địa phương)[547] xác nhận một "cuộc xâm lược hòa bình".[548] Giữa thập niên 1980, anime tại Ý đón nhận một chiến dịch phản đối lan rộng từ dư luận,[545][549][550] RAI bắt đầu giảm dần nhập khẩu anime và trong hơn một thập niên chỉ có Fininvest đề xuất một số tin tức nhập khẩu. Hầu hết anime nhập khẩu hướng đến khán giả ở độ tuổi đi học, hoặc chủ yếu là shōjo, trong khi số ít shōnen được chuyển hướng phát sóng trên mạng lưới truyền hình địa phương liên kết theo nhóm (Italia 7, Odeon 24). Mặt khác, các mạng truyền hình địa phương đã tự giới hạn trong nhiều năm về tiến trình phát sóng các loạt anime nhập khẩu trước đó bởi vì chi phí bản quyền tăng và hậu kỳ lồng tiếng đòi hỏi mất nhiều thời gian khiến nhập khẩu các tựa anime mới chậm hơn.[551]

Tác động thứ hai

Bối cảnh đó dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong phân phối các tựa anime nhập khẩu mới tại Ý (thị trường truyền hình và DVD hoặc VHS), chỉ được mở rộng một phần trong nửa cuối thập niên 1990 nhờ sự phát triển thị phần anime trong thị trường băng đĩa tại gia, một số người định nghĩa là 'tác động thứ hai' của hoạt hình Nhật Bản tại Ý.[552] Từ năm 1999, các mạng truyền hình quốc gia như MTV Ý tới quy mô nhỏ hơn như La7 bắt đầu phát sóng hoạt hình Nhật Bản thường xuyên nhờ các thỏa thuận chặt chẽ với nhiều công ty phân phối băng đĩa lớn tại Ý (Dynit, Panini Video, Shin Vision).[553] Đặc biệt, sự lựa chọn biên tập của MTV Ý đã góp phần đáng kể vào 'tác động thứ hai' của hoạt hình Nhật Bản khi ủng hộ mở rộng thị trường và nhập khẩu mới các loạt phim chuyên biệt dành cho khán thính giả mục tiêu trên 14 tuổi. Sự hiệp trợ với các công ty phân phối băng đĩa giúp các đài truyền hình Ý tiết kiệm đáng kể chi phí bản quyền và chất lượng bình quân chuyển ngữ rất cao.[554] MTV Ý phát sóng nhiều tựa phim chuyên biệt với mục đích quảng bá băng đĩa cho các công ty phân phối,[553] ví dụ 'robothon marathon' ra mắt vào ngày 13 tháng 12 năm 2000 đã phát sóng nhiều tập đầu tiên của các loạt phim mecha khác nhau,[555] 'tuần lễ anime' ra mắt vào cuối tháng 9 năm 2005[556] và năm 2006.[557][558] Tương tự, Italia 1 của Mediaset thường xuyên phát sóng hoạt hình Nhật Bản trong chuyên mục 'Notti Manga' vào đêm khuya từ giữa năm 1999 và năm 2001; trong đó, một số anime được công ty phân phối băng đĩa Yamato Video biên tập phát sóng vào chương trình buổi chiều thông thường. Từ năm 2009, RAI quay lại phát sóng anime trên truyền hình kỹ thuật số mặt đất Rai 4 (Tengen Toppa Gurren Lagann, Code Geass).[555][559] Thập niên 2010, xuất hiện các đài truyền hình nền tảng kỹ thuật số phát sóng chuyên biệt hoạt hình Nhật Bản như Man-ga,[560] Anime Gold.[561]

Úc và New Zealand

Úc bắt đầu nhập khẩu anime từ thập niên 1960 với Astro BoySư tử trắng Kimba, người Úc ấn tượng mạnh mẽ về sự khác biệt giữa anime với hoạt hình Hoa Kỳ.[562] Anime bùng nổ tại Úc vào cuối thập niên 1980-1990 với sự thành công lớn trong doanh thu chiếu rạp (Akira, Ghost in the Shell) và sự phổ biến trên truyền hình (Pókemon, Shin Seiki Evangelion, Ranma ½, Thủy thủ Mặt Trăng), dần được người hâm mộ tại Úc gắn kết với biểu hiện của 'châu Á mới' và 'nữ quyền châu Á mới'.[563] ÚcNew Zealand từ thập niên 1990 đã trở thành nhà nhập khẩu lớn của hoạt hình Nhật Bản với các hoạt động phát hành đĩa phim tại gia của Madman Entertainment[564][565] và kênh Animax dành cho điện thoại di động.[504]

Châu Phi

Đầu thập niên 1980, Ai Cập bắt đầu nhập khẩu mecha tác động đến văn hóa đại chúng (Astroganga, UFO Robot Grendizer, Mazinger Z, Tsubasa Giấc mơ sân cỏ).[566][567] Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng với nhiều thế hệ tại Nam Phi năm 1979, giai đoạn phân biệt chủng tộc apartheid và quy định thời gian phát sóng tiếng AnhAfrikaans bằng nhau; phiên bản Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps lồng tiếng Afrikaans như một biểu tượng gợi nhắc xung đột người Afrikaner-châu Âu và quan niệm người Afrikaner tại Nam Phi ngang hàng với Đức Quốc Xã.[568] Thập niên 1980 và thập niên 1990, thời đại hoàng kim của anime tại Maroc với Taigā Masuku, Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Fushigi no Umi no Nadia, Voltron, UFO Robot Grendizer, Nhóc Maruko, Purinsesu Sēra.[569] Hoạt hình Nhật Bản tiến vào thị trường châu Phi từ năm 2000,[570] truyền hình Nam Phi bắt đầu nhập khẩu một số phim hướng đến trẻ em (Dragonball Z, Naruto, Pokémon).[571] Năm 2007, Sony ra mắt kênh truyền hình vệ tinh Animax tại một số quốc gia châu Phi như Nam Phi, Namibia, Kenya, Botswana, Zambia, Mozambique, Lesotho, Zimbabwe.[572]

Kiểm duyệt và tranh cãi

Một số loạt phim được cấp phép bên ngoài Nhật Bản có thể sẽ được biên tập lại do những hiểu lầm văn hóa. Song hành với sự phổ biến văn hóa đại chúng của anime bên ngoài Nhật Bản, cũng phát sinh những phản đối loại hoạt hình này. Các ý kiến chỉ trích chủ yếu cho rằng có nhiều cảnh bạo lực và khêu gợi quá mức trong anime,[481][573][574] hành vi không kiểm soát của một số người xem và sưu tập anime đôi khi dẫn đến các dạng bệnh lý (xa rời thực tại, gây hấn gần giống nghiện ma túy).[575][576] Tại liên minh châu ÂuHoa Kỳ, các sản phẩm anime Nhật Bản phải vượt qua đánh giá sơ bộ như xác định độ tuổi người xem; đôi khi biên tập lại các cảnh bạo lực hoặc lời nói thô tục để phù hợp với trẻ em.[103][204][577]

Tại Hoa Kỳ từ thập niên 1960, nhiều loạt phim bị biên tập lại vì được cho rằng không phù hợp với trẻ em; do đó họ thay đổi nội dung giúp trẻ em dễ tiếp cận hơn, cũng như chú thích văn hóa Nhật Bản với người Mỹ.[202][206] Biên tập anime trong phát sóng truyền hình Hoa Kỳ tiếp tục vào cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1980.[206] Các hãng phân phối sau đó phát hành các phiên bản băng đĩa tại gia không chỉnh sửa như 4Licensing Corporation (Yu-Gi-Oh!Shaman King),[578] Funimation (Dansu in za Vanpaia Bando).[579][580] Nghiên cứu của Parents Television Council cho rằng phiên bản biên tập truyền hình của Shaman King không phù hợp với trẻ em.[581] Nhiều người tức giận với cách biên tập One Piece của 4Licensing Corporation khi thấy phim rất trẻ con, mặc dù phim được phân loại shōnen;[582] Funimation sau đó đã giành được độc quyền phát sóng và bán DVD của One Piece tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2007 với phiên bản không biên tập.[583] Sự thay đổi nhân khẩu học khán thính giả mục tiêu tại Hoa Kỳ từ thập niên 1990 dẫn đến anime được phát hành băng đĩa bám sát nguyên tác.[202][206] Tại châu Âu, một số loạt phim cũng bị biên tập tương tự như Hoa Kỳ với mục đích phù hợp công chúng hơn.[481] Những tranh cãi đã xảy ra tại Tây Ban Nha và các quốc gia khác khi cho rằng mọi thứ liên quan đến hoạt hình đều là trẻ con; do đó đã có nhiều hiểu lầm trong phát sóng từ các mạng truyền hình.[511] Năm 1994 tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, BBC giới thiệu hoạt hình Nhật Bản trong chương trình 'Manga!' có thời lượng hơn một giờ, phát thanh viên nhấn mạnh bối cảnh văn hóa 'những người hâm mộ say mê nhiệt thành bị các nhà phê bình chỉ trích'.[498] Năm 2008, đại học Valladolid thực hiện một nghiên cứu nhiều tranh cãi với hơn 500 trẻ em tại Tây Ban Nha khi cho rằng những đứa bé khi xem Dragon Ball đã không hiểu được những gì xảy ra.[584] Kênh truyền hình laSexta tại Tây Ban Nha đã đưa hentai "Daiakuji: The Xena Buster" vào danh sách phát sóng năm 2006, nhưng đã hủy lịch chiếu sau đó do nhận nhiều chỉ trích từ khán giả.[585] Năm 2008, một số giám mục nhà thờ Kháng Cách tại Nga yêu cầu các đài truyền hình dừng phát sóng Ikki Tousen và một số hoạt hình Hoa Kỳ vì cho rằng 'tôn vinh sự tàn ác và truyền bá đồng tính luyến ái, phá hủy các tiêu chuẩn giá trị cộng đồng', kênh truyền hình 2x2 bác bỏ luận điểm 'vì sẽ giống như người vô thần đòi hỏi dừng phát sóng các chương trình tôn giáo'.[586] Tháng 11 năm 2018, phó hội đồng lập pháp Sankt-Peterburg Vladimir Petrov đề nghị Dịch vụ Liên bang giám sát Truyền thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông đại chúng (Roskomnadzor) hạn chế phân phối anime với trẻ em và thanh thiếu niên tại Nga, cáo buộc anime thúc đẩy chủ đề khiêu dâm, đồng tính luyến ái, tự sát và cho rằng "cha mẹ đặt mua đĩa phim anime để không phải chăm sóc con cái"; điều phối viên chương trình cosplay KomMissia là Ivan Ushtein phản đối vì chủ đề tính dục, đồng tính luyến ái có thể được tìm thấy trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, các nhân vật sẽ phê phán nếu trong cốt truyện anime có chủ đề tự sát.[587] REGNUM phản đối đề xuất cấm tại Nga vì anime là sản phẩm của thị trường điện ảnh và hoạt hình, khán thính giả mục tiêu không giới hạn.[588] Cùng năm 2018, phó chủ tịch Duma Quốc gia Vladimir Chernyshov đề xuất tạo loại "hoạt hình mới" tương tự anime tại Nga, REGNUM bác bỏ để xuất vì khán thính giả mục tiêu của anime không giới hạn và các nghị sĩ cần hỗ trợ hoạt hình nội địa Nga hơn là tạo loại "hoạt hình mới".[589] Năm 2019, tín hữu Giáo hội Chính Thống giáo Nga tại Bashkortostan cáo buộc những người dùng trên dịch vụ mạng xã hội VKontakte xúc phạm tôn giáo khi miêu tả hình ảnh các biểu tượng Chính Thống giáo theo phong cách anime; họa sĩ Dmitri Grozov cho rằng những bức vẽ có kỹ năng điêu luyện theo phong cách anime là tác phẩm nghệ thuật, những ảnh ghép anime không có giá trị nghệ thuật và không nên săn phù thủy bởi một trò đùa ngớ ngẩn.[590] Thập niên 2010, một số quốc gia như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Thụy Điển, New Zealand, Úc mở rộng định nghĩa khiêu dâm trẻ em với nhân vật hư cấu vị thành niên trong kịch bản văn hóa đại chúng Nhật Bản liên quan đến bạo lực hoặc tình dục, tranh cãi cho rằng luật đòi hỏi nghiên cứu hình ảnh trẻ em để truy tố tình dục tiềm ẩn làm khuyến khích quan điểm ái nhi, mang xu hướng hình sự hóa tác phẩm nghệ thuật vì các phong cách đa dạng khó xác định yếu tố vi phạm.[591][592] Năm 2013, Screen Anarchy tại Canada đưa ra thuyết âm mưu rằng Đại chiến Titan gợi nhắc chiến tranh thế giới thứ hai và tư tưởng Đế quốc Nhật Bản, ủng hộ sự hy sinh cá nhân vì nghĩa lớn sẽ thúc đẩy chiến tranh thế giới thứ ba.[593] Năm 2018, Syfy tại Hoa Kỳ cáo buộc họa sĩ diễn hoạt Nhật Bản đương đại sử dụng mỹ học phong cách phát xít và hỏi các xưởng phim liệu có đang tôn vinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, cực hữu trong một số anime (Đại chiến Titan, Giả kim thuật sư, Mobile Suit Gundam, Ginga Eiyū Densetsu, Akka: Jusan-ku Kansatsu-ka, Kantai Collection, Girls und Panzer).[594] Năm 2019, Polygon tại Hoa Kỳ cho rằng Đại chiến Titan có một số tương đồng với chủ nghĩa bài Do Tháichính trị cực hữu Nhật Bản cùng khuynh hướng ủng hộ Đế quốc Nhật Bản, Polygon đưa ra thuyết âm mưu khi chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản gia tăng cùng với anime khuynh hướng cực hữu (Gate: Jieitai Kano Chi nite, Kaku Tatakaeri, Darling in the Franxx).[595]

Giữa thập niên 1980 tại Ý, hoạt hình Nhật Bản đã trải qua một hệ thống kiểm duyệt trên các kênh truyền hình quốc gia (RAI và đặc biệt Fininvest/Mediaset) thông qua các chuyển thể phi lý và ngoại lai, chuyển ngữ hời hợt so với kịch bản phim gốc; đôi khi cắt ghép không hoàn chỉnh và thay đổi tùy ý.[596][597] Bởi vì sự hiểu lầm văn hóa căn bản do Ýphương Tây chỉ muốn hoạt hình luôn hướng đến trẻ em, do đó nhiều anime ban đầu có ý hướng đến người trưởng thành hoặc thanh niên đã bị buộc phải chuyển thể dành cho nhóm tuổi trẻ em.[598][599][600] Sự thay đổi khán thính giả mục tiêu đã dẫn đến sửa đổi, đôi khi viết lại các cuộc hội thoại cho ngọt ngào và phù hợp với nhiều khán giả trẻ em, cắt các đoạn phim hoặc hiếm hơn là toàn bộ các tập được coi là không phù hợp với trẻ em. Vì lý do này, hiệp hội Moige (phong trào cha mẹ Ý) cũng như các nhà báo và các nhà tâm lý học thường chỉ trích anime về nội dung được coi là không phù hợp với trẻ em. Những người hâm mộ hoạt hình Nhật Bản lần lượt được tổ chức thành các hiệp hội như "ADAM Italy" với mục đích bảo vệ tính toàn vẹn của các tác phẩm và trả lại cho công chúng những thiết kế nguyên bản gốc.[601] Tại Nhật Bản, anime từ lâu đã được coi như điện ảnh, một hình thức biểu đạt nghệ thuật có thể truyền tải nội dung thuộc tất cả thể loại và kiểu phân loại hướng đến các nhóm khán thính giả mục tiêu khác nhau.[602] Các lựa chọn biên tập của MTV Ý góp phần đánh dấu một bước ngoặt: chương trình phát thanh truyền hình anime Nhật Bản chiếu vào những khung giờ thích hợp và giống hệt với nội dung đĩa phim phát hành dành cho thị trường băng đĩa tại gia của các công ty Ý; hầu hết các trường hợp phát sóng hoàn toàn không bị kiểm duyệt (như trường hợp của Ranma ½) nhưng với một số sản phẩm đặc biệt (như Golden Boy hay OVA Rurouni Kenshin) được chiếu vào hai khung giờ: kiểm duyệt các cảnh bạo lực không phù hợp với nhóm tuổi được bảo vệ và một phiên bản đầy đủ chiếu vào đêm khuya.[603][604]

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng Soul's Window vào năm 2009 xuất hiện một số phân cảnh dường như được lấy từ 5 Centimet trên giây gây ra một cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa đạo văn và cảm hứng sáng tạo của hoạt hình khu vực Đông Á, CCTV chiếu một chương trình vào tháng 12 năm 2012 chỉ trích chính phủ cánh hữu Nhật Bản [đảng Dân chủ Tự do] thông qua cốt truyện Thám tử lừng danh Conan: Bóng ma đường Baker với thuyết âm mưu về chủ nghĩa gia đình trị.[109] Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã lập một danh sách cấm phân phối 38 anime tại Trung Quốc vào năm 2015, yêu cầu các dịch vụ stream anime trực tuyến phải xin phê duyệt truyền tải các nội dung nước ngoài;[605] đồng thời trừng phạt một số công ty (Tencent, Youku, Baidu, iQiyi) vì stream các anime có trong danh sách cấm phân phối tại Trung Quốc,[606][607] một bài xã luận trên Qianzhan chỉ trích hệ thống kiểm duyệt anime "phù hợp với mọi lứa tuổi" và bảo hộ hoạt hình nội địa Trung Quốc.[608] Năm 2014, báo chí Trung Quốc cáo buộc Doraemon là âm mưu chính trị của chính phủ Nhật Bản[609][610][611][612][613] nhưng bị người Trung Quốc phản đối;[614][615] Doraemon cũng bị một chính khách người Pakistan và một nhà hoạt động xã hội người Ấn Độ kêu gọi cấm tại quốc gia của họ vào năm 2016 vì cho rằng Doraemon phá hủy các quy tắc xã hội nhưng không được chấp thuận.[616] Năm 2016 tại Việt Nam, các loạt phim chiếu trên HTV2HTV3 như One Piece, Fairy Tail, Shin – Cậu bé bút chì gây nhiều tranh cãi xoay quanh khung giờ trẻ em[617][618]Việt Nam thiếu hệ thống phân loại anime;[618] việc đổ lỗi cho một hiện tượng văn hóa bất kỳ đều là một sự phủi tay, chối bỏ trách nhiệm cần giải quyết những vấn đề cốt lõi hơn.[619] Shin – Cậu bé bút chì tại Ấn Độ bị cho rằng ảnh hưởng đến trẻ em, kênh Hungama TV giải thích trong phim cha mẹ luôn khiển trách bất cứ khi nào nhân vật có hành vi sai trái;[620] Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ cấm phát sóng phim năm 2008 vì các hình ảnh khỏa thân.[621] Hình ảnh khỏa thân trong Shin – Cậu bé bút chì cũng gây tranh cãi giữa Ủy ban Phát thanh truyền hình Indonesia (KPI) và kênh RCTI tại Indonesia vào năm 2014.[622] Nguyên nhân căn bản do sự khác biệt trong cách nhìn "hình ảnh khỏa thân” trẻ em: Nhật Bản tương đối độ lượng với vấn đề khỏa thân; các quốc gia thuộc văn hóa Hồi giáo hoặc Kitô giáo coi khỏa thân nữ giới, đặc biệt là trẻ em rất nhạy cảm.[339] Tại New Zealand, bộ phim Puni Puni Poemi đã bị cấm phát hành vào năm 2005 vì Văn phòng Phân loại Phim và Văn học (OFLC) cảm thấy "khuyến khích hoặc ủng hộ, có xu hướng khuyến khích hoặc ủng hộ lợi dụng trẻ em hoặc thanh thiếu niên cho mục đích tình dục, bạo lực cực đoan hoặc tàn ác cực độ", dù việc cấm vẫn gây nhiều tranh cãi từ người hâm mộ về tính giễu nhại phóng đại của phim.[591][623] Một số định kiến chống lại anime vì thiếu sự tiếp xúc (có thể sự tiếp xúc duy nhất qua hentai hoặc các bản lồng tiếng tương đối khủng khiếp trên truyền hình), nhận định tiêu cực anime dành cho trẻ em (trong khi anime hướng đến nhiều khán thính giả mục tiêu), gắn kết tiêu cực người hâm mộ với otakuweeaboo.[624]

Vi phạm bản quyền

"Đạo luật bản quyền" trừng phạt tới 10 năm tù hoặc 10 triệu JP¥ khi người dùng tại Nhật Bản đăng tải âm nhạc và video vi phạm bản quyền.[625][626] Cảnh sát Nhật Bản bắt giữ 11 người vào tháng 11 năm 2009 vì nghi ngờ đăng tải trái phép anime và các nội dung khác bằng phần mềm Share; năm 2010, cảnh sát bắt giữ một nghi phạm 37 tuổi vào tháng 1 và một nghi phạm 43 tuổi vào tháng 6 vì đăng tải anime trái phép bằng phần mềm Perfect Dark.[627] Tháng 4 năm 2011, cảnh sát tỉnh Hyōgo bắt giữ một nghi phạm 25 tuổi vì đăng tải trái phép 28.000 tập tin anime và manga bằng phần mềm Share, cảnh sát tỉnh Chiba bắt giữ một nghi phạm 41 tuổi vì đăng tải trái phép One Piece Film: Strong World bằng phần mềm Share.[628][629] Tháng 6 năm 2011, cảnh sát tỉnh Kōchi bắt giữ một nghi phạm 27 tuổi vì đăng tải trái phép 6.500 tập tin anime và ảnh bằng phần mềm Share,[630] một nghi phạm 51 tuổi bị cảnh sát tỉnh Yamagata bắt giữ vào tháng 5 năm 2011 vì đăng tải trái phép phim Bakuman - Giấc mơ họa sĩ truyện tranh bằng phần mềm Share.[631] Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) khởi động "Manga-Anime Guardians Project" (MAGP) [Dự án Vệ binh Manga-Anime] và ra mắt website hợp pháp "Manga-Anime here" vào ngày 30 tháng 7 năm 2014, đồng thời tiến hành xóa 80 tác phẩm anime vi phạm bản quyền trong vòng 5 tháng. Công nghiệp nội dung Nhật Bản năm 2013 theo báo cáo của Cục Văn hóa thiệt hại 560 tỷ JP¥ (5,6 tỷ US$) tại các thành phố lớn của Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh); một báo cáo của METI năm 2014 ước tính vi phạm bản quyền trực tuyến khoảng 2 nghìn tỷ JP¥ (20 tỷ US$).[632] Ngày 16 tháng 10 năm 2014, METI xúc tiến dự án thứ hai ngăn chặn vi phạm bản quyền với tên gọi "Join Us, Friends" [Tham gia với chúng tôi, các bạn], xóa khoảng 170.000 danh mục từ 184 website được nhắm mục tiêu, chiếm 67% tổng số bản sao lậu.[633] Theo Thời báo Hoàn Cầu, cảnh sát Nhật Bản khởi xướng một chiến dịch chống lại "cướp biển" Trung Quốc mỗi năm một lần kể từ năm 2015.[634] Năm 2016, METI thuê một chuyên gia xử lý các video bản quyền chưa được cấp phép trên các dịch vụ stream và tải xuống, đánh giá thiệt hại với bên giữ bản quyền.[635] Ngày 13 tháng 4 năm 2018, chính phủ Nhật Bản ngăn chặn truy cập vào ba website lưu trữ trực tuyến vi phạm bản quyền (Mangamura, AniTube!, MioMio) có 938 triệu lượt truy cập với ước tính gây thiệt hại 400 tỷ JP¥ (3,7 tỷ US$) cho công nghiệp anime và manga.[636][637] Tháng 10 năm 2017, cảnh sát Nhật Bản bắt giữ 9 nghi phạm điều hành website tổng hợp siêu liên kết 'Haruka Yumeno Ato', mặc dù tổng hợp siêu liên kết không vi phạm theo "Đạo luật bản quyền" hiện tại nhưng nhóm quản lý bị bắt vì tham gia xây dựng các website lưu trữ lậu được 'Haruka Yumeno Ato' liên kết đến, ước tính thiệt hại 73,1 tỷ JP¥ (640 triệu US$).[638][639] Cục Văn hóa dự định đệ trình bổ sung trong "Đạo luật bản quyền" vào phiên họp Quốc hội Nhật Bản năm 2019: cấm các website tổng hợp siêu liên kết đến tác phẩm vi phạm bản quyền với mức án từ ba đến năm năm tù.[638] Do "Đạo luật bản quyền" sửa đổi năm 2010 trừng phạt tới hai năm tù hoặc 2 triệu JP¥ (25.700 US$) khi người dùng tại Nhật Bản tải xuống âm nhạc và video vi phạm bản quyền,[625][626] Cục Văn hóa đề xuất cấm toàn diện hành vi tải xuống vi phạm bản quyền manga, tiểu thuyết, tạp chí, tiểu luận, ảnh (tải xuống hình ảnh anime, hình minh họa, hình chụp màn hình được đăng bất hợp pháp trên blog cá nhân và tài khoản Twitter).[640] Hiệp hội Truyện tranh Nhật Bản tuyên bố rằng cần cân nhắc đúng đắn để đảm bảo rằng việc mở rộng [Đạo luật bản quyền] không cản trở các quyền dân sự như nghiên cứu và tự do ngôn luận,[641] thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō loại bỏ đề xuất cấm toàn diện và thảo luận thêm về dự luật sửa đổi tại phiên họp Quốc hội Nhật Bản của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ.[642][643] Ngày 15 tháng 4 năm 2019, cảnh sát tỉnh Ōsaka bắt giữ một nghi phạm người Hàn Quốc vì đăng tải trái phép khoảng 30 anime và phim truyền hình Nhật Bản, ước tính thiệt hại hơn 1 tỷ JP¥.[644]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Anime http://132.248.9.195/ptd2013/octubre/0703429/07034... http://www.artgallery.nsw.gov.au/__data/page/9842/... http://www.animeanime.biz/archives/44584 http://www.animeanime.biz/archives/45973 http://www.animeanime.biz/archives/9872 http://www.revistas.usp.br/matrizes/article/view/5... http://www.revistas.usp.br/matrizes/article/view/5... http://www.cinematheque.qc.ca/animation_japonaise.... http://summit.sfu.ca/item/9253 http://summit.sfu.ca/system/files/iritems1/9253/et...